TÌM HIỂU VỀ IN KỸ THUẬT SỐ 
Hiện nay, sử dụng dịch vụ in kỹ thuật số là một hoạt động được đánh giá và nhận xét là vô cùng cần thiết trong quá trình kinh doanh của rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp, công ty. Hãy cùng bài viết này theo chân các công ty in trong ngành in ấn để cùng tìm hiểu in kỹ thuật số là gì và những kỹ thuật in mới nhất hiện nay nhé!

1. In Kỹ Thuật Số Là Gì?
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng máy in phun và máy in laser, các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp các hình ảnh cho ra các sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao.
– Sau khi đã trải qua rất nhiều thời gian hình thành, phát triển và tiếp thu nền công nghệ của thế giới. Đến nay, ngành in ấn của Việt Nam chúng ta đã trở nên lớn mạnh và có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
* Phương pháp này được chia làm 2 nhóm cơ bản có thể kể đến như:

– Kỹ thuật in ấn phù hợp với in số lượng lớn: bao gồm in ống đồng, in Flexo.
– Kỹ thuật in ấn phù hợp với in số lượng nhỏ: bao gồm in phun, uv.
In PP cũng là một kỹ thuật in kỹ thuật số. Nếu bạn chưa biết in PP là gì thì có thể đọc thêm bài viết của chúng tôi.

2. So Sánh In Kỹ Thuật Số Và Offset
In kỹ thuật số là gì? Đây là một trong những kỹ thuật in ấn phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Thực chất, đây là kỹ thuật in phun trực tiếp lên các phương tiện truyền thông. Ưu điểm nổi bật của công nghệ in này là tốc độ và số lượng in. In phun kỹ thuật số chủ yếu sử dụng đầu phun laser và đầu phun mực.
– Nếu bạn đã từng in offset thì có thể nhận ra sự khác biệt giữa công nghệ này và in kỹ thuật số. Sự khác nhau lớn nhất giữa in offset và in nhanh kỹ thuật số chính là số lượng in.
–  Nói một cách đơn giản, kỹ thuật in offset được ví như một chiếc máy copy khổng lồ. Nó có thể in ra rất nhiều bản giống nhau trong một thời gian ngắn.
– Thế nhưng in kỹ thuật số thì ngược lại, nó chỉ phù hợp với những bản in đa dạng, tức là chạy từng bản một.
– Thêm vào đó, in offset dùng ống bản kim loại, khắc hình ảnh và truyền lên ống cao su rồi mới ép qua giấy, vật liệu in. Thời gian in offset rất lâu, thích hợp với số lượng in lớn, chất lượng bản in rất đều.
– Còn in kỹ thuật số UV thì in trên những khổ giấy lớn, có thể in rất nhiều bản khác nhau trong khoảng thời gian ngắn.
– Nói một cách chung nhất, cả in offsetin UV kỹ thuật số đều có những ưu điểm riêng. Hơn nữa, tùy từng mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng nên 2 kỹ thuật này không cạnh tranh với nhau quá gay gắt.

3. In Kỹ Thuật Số Có Vai Trò Như Thế Nào?
– Ngày nay, có rất nhiều kỹ thuật in hiện đại ra đời, thế nhưng kỹ thuật in này vẫn giữ được vị trí nhất định trong ngành công nghệ in. Bằng chứng là rất nhiều người tìm điểm in UV, in decal kỹ thuật số,… các công ty sử dụng kỹ thuật in này vẫn hoạt động rất hiệu quả. Sở dĩ kỹ thuật in này được ưa chuộng là vì chúng sở hữu rất nhiều ưu điểm.
– Máy in áp dụng công nghệ laser để chiếu tích điện, không tiếp xúc trực tiếp với bản in. Điều này giúp cho các bản in giữ nguyên được hình dạng và tính thẩm mỹ. Hơn nữa, thời gian in cũng rất nhanh chóng. Đặc biệt, loại máy in này khởi động nhanh hơn gấp nhiều lần so với máy in thông thường.
– Trong ngành in, kỹ thuật in này đóng vai trò như giải pháp hoàn hảo dành cho khối lượng in nhỏ, có thể tiết kiệm thời gian và chi phí in. Bên cạnh đó, máy in màu kỹ thuật số còn dùng phần mềm hình ảnh một cách nhanh chóng, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể điều chỉnh bản in khi muốn. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì cách in này vô cùng phù hợp.
– Khởi động nhanh, tiết kiệm thời gian, dễ dàng điều chỉnh,… những ưu điểm này cùng nhu cầu của người sử dụng đã nói lên được vai trò của phương pháp in này trong lĩnh vực in ấn.

4. Quy Trình In Cần Nắm Rõ
Cũng như các kỹ thuật in khác, muốn cho ra được sản phẩm thì bạn cần nắm rõ được quy trình in ấn, dù có là in nhũ kỹ thuật số hay in kỹ thuật số khổ lớn cũng vậy. Mọi thứ đều cần tuân theo quy trình cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị file
– Muốn in ấn thì việc đầu tiên cần làm chính là chuẩn bị file in, sau đó đưa file này vào đầu nhận của máy in chuyên dụng.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu
– Sau khi chuẩn bị file in, bước tiếp theo trong quy trình in kỹ thuật số là chuẩn bị những vật liệu in cần thiết, lắp mực in vào máy.
Chuẩn bị giấy hoặc vật liệu in
Bước 3: Kiểm tra máy in
– Để đảm bảo quá trình in không gặp sự cố, bạn cần kiểm tra lại một lượt xem máy hoạt động có ổn định hay không.
Bước 4: Tiến hành in tự động
– Khi đã có file in, mực đã lắp, máy có thể hoạt động tốt thì bạn bắt đầu tiến hành in tự động.
Bước 5: Đưa thành phẩm in được qua các thiết bị sấy khô
– Muốn sấy khô thành phẩm sau khi in bằng máy móc bạn cần xem xét loại máy này có phù hợp với vật liệu in hay không. Nếu không phù hợp, bản in sẽ bị mờ, nhòe, loang dầu, chất lượng kém.
Bước 6: Đóng gói giao hàng
Khi đã có thành phẩm, đơn vị in sẽ đóng gói sản phẩm, giao hàng tới tận tay người nhận.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Scroll
0908 108 089
0908108089